Cơ sở lý luận về tứ trụ

Tứ trụ xuất phát từ Trung Quốc vào thời Ngũ Đại (907-960) được Từ Cư Dịch tự là Tử Bình phát triển nên người đời sau hay gọi là môn Tử Bình để tưởng nhớ đến công lao của ông. Tứ trụ bao gồm 4 trụ đó là: năm, tháng, ngày và giờ sinh.

Mỗi trụ gồm 2 thành phần là 1 thiên can và 1 địa chi, tổng cộng 4 trụ sẽ có 4 Thiên Can và 4 Địa Chi nên ngoài tên Tứ Trụ thì môn này cũng thường được gọi là Bát Tự (vì có 8 chữ).

Thiên can đại diện cho Thiên (Trời). Địa chi đại diện cho Đất. Can tàng trong địa chi đại diện cho Nhân (con người). Thiên Địa Nhân có đầy đủ trong 1 lá số Tử Bình (Tứ Trụ)

Trọng tâm lý luận của Tứ Trụ là Trụ Ngày, chữ ngày viết theo chữ Hán là Nhật (mặt trời), chi phối toàn bộ vận mệnh của một người, do đó nó được gọi là Nhật nguyên, THÂN (là TA), hay MỆNH CHỦ.

Tứ Trụ lấy CAN NGÀY làm trung tâm (gọi là mệnh chủ) , phối với các can trên trụ khác , bất kể là lộ trên can hay tàng trong địa chi, thành 10 thần. Mỗi thần tượng trưng cho người thân, hay việc, hay một lãnh vực nào đó cuả mệnh.

Ðời người chia thành các vận 10 năm (gọi là đại vận – cũng giống như khoa Tử vi), rôì trong mỗi vận lại xét từng năm (còn gọi là lưu niên hay thái tuế), cả hai đều sắp xếp theo can-chi, nên từ đó cũng phối với CAN NGÀY thành 10 thần , an trên đại vận và lưu niên, do đó ta không phải chỉ có 4 mà là 6 trụ (4 trụ + đại vận + lưu niên) để luận giải. Có khi lại còn chia năm ra từng tháng, tuy rằng xuống tới tháng thì ít khi dùng đến, nhưng cũng cùng một nguyên lý ngũ hành sinh khắc chế hoá; nó được dùng trong trường hợp người xin đoán cần lấy những quyết định quan trọng trong một năm nào đó.

Như vậy Tứ trụ là một bài toán đi tìm lời giải vận mệnh của đời người thông qua việc giải một hệ phương trình nhiều biến từ 8 chữ có trong Năm Tháng Ngày Giờ sinh của lịch âm dương để tìm ra sự tương tác của 5 hành là Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ, để tìm ra được hành nào là cốt lỗi chi phối toàn bộ cuộc đời. Đây rõ ràng là một bài toán phức tạp với nhiều biến số, cần phải nhờ vào những chuyên gia lý số có kinh nghiệm mới có thể giải đáp được, chứ không đơn giản như cách mà hầu hết dân gian Việt chúng ta đang dùng, là sử dụng ngũ hành nạp âm của năm sinh (ví dụ thiên thượng hỏa chẳng hạn) sau đó gán cho rằng đó là mệnh của mình, rồi dựa vào đó mà cải mệnh. Đây là một sự hiểu nhầm rất trầm trọng khiến cho không biết bao số phận phải chịu đắng cay khi áp dụng lý thuyết truyền miệng mang hơi hướng “man thư” này.

Lập BẢN ĐỒ

Các cơ sở lý luận khác

Nội dung của Bản đồ vận mệnh

Nội dung, và các cơ sở lý luận của bộ môn ngoại suy thần số học và tứ trụ học để lập ra Bản đồ vận mệnh.

Lời giới thiệu về Bản đồ bản mệnh

Bạn có thường tự hỏi VẬN MỆNH của mình như thế nào, tốt hay xấu? Tất cả đều phức tạp, chung chung và không phải dành riêng cho bạn !?.